0964.813.101

Mỡ bôi trơn (Grease) Ưu nhược điểm so với dầu bôi trơn

I. Mỡ bôi trơn là gì?

Mỡ bôi trơn (Grease Lubricant) là chất bôi trơn rắn hoặc bán lỏng. Là loại chất bôi trơn có chứa thêm thành phần là chất làm đặc (điển hình là xà phòng). Mỡ được sử dụng như một chất bôi trơn có thể duy trì tại vị trí bôi trơn. Chúng được sử dụng để bôi trơn cho rất nhiều thiết bị, như: vòng bi, ổ trục, khớp nối, bánh răng hở, dây cáp tời,…

1. Chức năng của mỡ bôi trơn

Chức năng như một chất bôi trơn:

  • Chịu tải va đập (khi stop/ star)
  • Chịu được môi trường nước & nhiễm bẩn
  • Chịu sự thay đổi của nhiệt độ
  • Thời gian bôi trơn dài

Chức năng ở yên một chỗ:

  • Bám dính các bề mặt
  • Chống lại tác động của nước rửa trôi
  • Duy trì độ quánh hoặc độ ổn định cơ học khi nhiệt độ thay đổi, mài mòn & rung động

2. Thành phần của mỡ bôi trơn

Mỡ bôi trơn được pha chế với 3 thành phần: dầu gốc, chất làm đặc và phụ gia.

  • Dầu gốc: bôi trơn, giảm ma sát giữa các bề mặt chuyển động; có vai trò như dầu gốc trong dầu bôi trơn.
  • Phụ gia: bổ sung khả năng bôi trơn của dầu gốc, cải thiện các đặc tính như chống mài mòn và chống gỉ.
  • Chất làm đặc: hoạt động giống như một miếng bọt biển. Tác dụng của chất làm đặc là giữ dầu dự trữ cho đến khi cần bôi trơn. Chất làm đặc phản ứng với các lực bên ngoài như chuyển động, rung lắc hoặc thay đổi nhiệt độ.

3. Vai trò và chức năng của chất làm đặc

Chất làm đặc là thành phần quyết định đảm bảo mỡ ở yên 1 chỗ. Và việc lựa chọn chất làm đặc phụ thuộc vào các yêu cầu hoạt động riêng. Như: nhiệt độ, ổn định cắt, kháng nước, khả năng bơm.

Có nhiều chất làm đặc khác nhau: Lithium, phức lithium, Calcium, Aluminium complex, Calcium Shulphonate, Polyurea, Clay, ….

Chức năng của chất làm đặc tương tự như một miếng bọt biển. Với áp suất nhẹ thì chỉ có một ít nước chảy ra. Nhưng với áp suất lớn, một lượng lớn nước sẽ chảy ra.

4. Các phương pháp tra mỡ

Thủ công: súng bắn mỡ, chổi

Tự động: một điểm bôi trơn, hệ thống bôi trơn trung tâm

II. Ưu nhược điểm của mỡ bôi trơn so với dầu bôi trơn

1. Chọn mỡ bôi trơn hay dầu bôi trơn

Chỉ Tiêu Mỡ bôi trơn Dầu bôi trơn
Nhiệt độ Tới 120ºC. Mỡ đặc biệt lên tới trên 200ºC Tới 200ºC. Nhiệt độ cao với dầu đặc biệt
Tốc độ Tốc độ vừa phải, trung bình Tốc độ cao
Tải trọng Tải lớn Tải lớn
Stop – Star Phá hủy bề mặt ổ trục
Chạy thời gian dài, không cần bão dưỡng Không
Bôi trơn trung tâm, đi các vị trí khác Không
Điều kiện bẩn Có. Làm kín tốt, ngăn chặn bẩn xâm nhập. Hệ thống tuần hoàn yêu cầu lọc dầu.

Dầu bôi trơn luôn là sự lựa chọn đầu tiên, nhưng mỡ được sử dụng khi:

  • Các bộ phận bôi trơn khó tiếp cận hoặc yêu cầu bôi trơn không thường xuyên.
  • Vấn đề làm kín hiệu quả nhằm chống lại sự nhiễm bẩn là yêu cầu rất quan trọng.
  • Hệ thống không có khả năng lưu trữ dầu.
  • Ứng dụng phổ biến nhất: ổ trục, bánh răng, khớp nối.

2. Ưu nhược điểm của mỡ bôi trơn

Ưu điểm của mỡ bôi trơn Nhược điểm của mỡ bôi trơn
Thuận lợi: Dễ áp dụng, sử dụng ít thường xuyên.

Độ bám dính: không bị rơi khỏi bề mặt bôi trơn tĩnh, bôi trơn ngay từ lúc khởi động.

Bảo vệ: làm kín tốt hơn dầu, bảo vệ khỏi ăn mòn trong suốt quá trình dừng máy.

Sạch sẽ: không bị rò rỉ hoặc vung tóe như dầu. Có thể sử dụng trong sản xuất thực phẩm, thuốc, dệt may,…

Khả năng làm mát: thấp.

Nhiễm bẩn: cần lưu ý để tránh nhiễm bẩn trong suốt quá trình lưu trữ. Mạt kim loại mòn bị giữ lại trong chất bôi trơn. Chất nhiễm bẩn có thể làm tăng sự mài mòn

Giới hạn thiết kế: không thể sử dụng cho các ổ trục tốc độ cao.

3. Khách hàng mong muốn được gì từ mỡ

Mỡ phải thực hiện các chức năng bảo vệ đầu tiên của nó. Điều này đảm bảo rằng thiết bị hoạt động chính xác. Giúp duy trì tuổi thọ thiết bị.

Hướng giá trị khách hàng mong muốn là giảm “tổng chi phí sỡ hữu thiết bị“. Bao gồm: chi phí tực tế của mỡ, chi phí hỏng hóc thiết bị, chi phí bảo trì, bảo dưỡng, hiệu suất hoạt động.

Bằng cách lựa chọn đúng chất bôi trơn. Khách hàng có thể nhận được giá trị lớn nhất với chi phí thấp nhất có thể.